Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Mô Hình Nuôi Thỏ Thương Phẩm Hiệu Quả Cao Tại Bắc Giang

Người đăng: Unknown
0

Nghề nuôi thỏ đã có từ lâu đời, có nhiều giai đoạn thăng trầm bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và điều đáng quan tâm hơn là người tiêu dùng chưa quen sử dụng thịt thỏ như là thực phẩm có thể thay thế các loại thực phẩm quen thuộc khác như thịt bò, heo, gà, vịt, cá … trong các bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, trước sự hấp dẫn của các món thịt thỏ chế biến đang ngày càng phổ biến tại các siêu thị, cùng với sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các món ăn được chế biến từ thịt thỏ dần dần xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa ăn của nhiều gia đình.


Mô hình nuôi thỏ

Bà con tham khảo, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi thỏ sao cho hiệu quả nhất. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi nuôi.

Dưới đây là video clip chương trình VTC16 thực hiện, trong video gồm mô hình chăn nuôi thỏ hiệu quả cao, mô hình trồng Lan cắt cành, mô hình nuôi ong,...

Mời quí vị đón xem!




* Nguồn: VTC16

Hãy Hỏi Để Biết, Mộc Châu, Sơn La Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả

Người đăng: Unknown
0

Khi con bò sữa mới du nhập về Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, loài vật nuôi của xứ ôn đới này không phù hợp với một đất nước nhiệt đới như chúng ta. Tuy nhiên, thực tế vài năm trở lại đây đã chứng minh, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển ngành chăn nuôi bò sữa gắn với chế biến nhờ ứng dụng công nghệ cao.
Người nông dân hoàn toàn có thể làm giầu từ nuôi bò sữa, khi áp dụng công nghệ cao vào việc chăn nuôi bò sữa thì lợi nhuận thu lại sẽ tăng lên gấp nhiều lần và sức lao động của người nông dân bỏ ra sẽ giảm đi rất nhiều.

Trang trại nuôi bò sữa

Mời quý vị đón xem video clip. Video do chương trình VTC16 thực hiện, bao gồm thông tin về mô hình chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu cũng như kỹ thuật nuôi cá rô phi, ...






* Nguồn : VTC16

Hãy Hỏi Để Biết, Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Mỹ

Người đăng: Unknown
0

Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.
Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới.

Nông Trại Tại Mỹ

* Để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nông nghiệp tại Mỹ, mời quý vị đón xem video clip sau.





* Nguồn : VTC16

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Hãy Hỏi Để Biết, Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Lái - VTC16

Người đăng: Unknown
0

Kỹ Thuật Nuôi Lợn Lái - Trang Trại

Dưới đây là video clip hướng dẫn nuôi lợn lái, các câu hỏi và giải đáp của các chuyên gia nông nghiệp trả lời cho bà con của chương trình "hãy hỏi để biết" trên VTC16 - đài truyền hình Việt Nam.
Kính mời quí vị đón xem !




* Nguồn : VTC16

Hãy Hỏi Để Biết, Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Hậu Bị - VTC16 3NT

Người đăng: Unknown
0

Trang Trại Nuôi Lợn

Dưới đây là video clip của chương trình Hãy hỏi để biết trên VTC16 - đài truyền hình Việt Nam. Các lời khuyên của chuyên gia cũng như giải đáp thắc mắc cho bà con về kỹ thuật nuôi lợn hậu bị . Mời quý vị theo dõi.



Sử Dụng Vòm Che Ni-lon Để Canh Tác Rau Trái Vụ Hiệu Quả Cao

Người đăng: Unknown
0

Mô hình sử dụng vòm che ni-long trồng cây sạch

Video clip của chương trình truyền hình VTV thực hiện, kính mời bà con theo dõi để biết thêm kiến thức.
Chúc bà con thành công !





* Nguồn : VTV

Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Hiệu Quả Cao - Video Clip Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp Do VTV Thực Hiện

Người đăng: Unknown
0

Chim bồ câu là một loại chim được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao. Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật về cach nuoi bo cau mang lại hiệu quả cao nhất ở Việt Nam ...
Nuôi Chim Bồ Câu

  • Cách nuôi  "Chim Bồ Câu": Chuồng nuôi chim bồ câu 


Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau. Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.


  • Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Mật độ nuôi chim bồ câu 

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).


  • Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên:


Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. 
  • Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi 

Dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái). 
  • Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi) 

Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu. 

  • Ổ đẻ 

Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.

  • Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Thức ăn cho chim bồ câu 

Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc,… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt. Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với "chim bo cau" đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ.

Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

  • Kích thước máng ăn: 

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ Dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Máng uống cho một đôi chim bố mẹ Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa... Máng đựng thức ăn bổ sung Nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

  • Cách nuôi "Chim Bồ Câu":


 Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ. - Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim. - Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. - Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận. - Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim. - Một số bệnh thường gặp ở "cach nuoi bo cau" như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

* Dưới đây là video clip của chương trình, mời quí vị đón xem.




* Nguồn : VTV

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng - Video Clip VTV Thực Hiện

Người đăng: Unknown
0

Nuôi Lợn Rừng (minh họa)

Dưới đây là video clip của đài truyền hình VTV thực hiện. Kính mời quý vị đón xem để biết thêm thông tin, kiến thức.




* Chú ý: Lợn rừng là loài vật quý hiếm, được coi là đặc sản. Do vậy trước khi tiến hành nuôi loài vật này bà con nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia nông nghiệp về quy trình nuôi cũng như đầu vào, đầu ra của sản phẩm.

Chúc bà con thành công!

Mô Hình Chăn Nuôi Lợn Theo Quy Mô Trang Trại - Truyền Hình VTV

Người đăng: Unknown
0

Mô Hình Trang Trại (minh họa)

Dưới đây là video clip của chương trình, mời quí vị đón xem để học hỏi và biết thêm thông tin cần thiết.





* Nguồn : VTV

Nuôi Thủy Sản Bền Vững

Người đăng: Unknown
0

Hình ảnh minh họa
Khai thác thủy sản.


Mô hình nuôi thủy sản bền vững trên Phá Tam Giang.

Video clip của chương trình VTV, kính mời quý vị đón xem để biết thêm thông tin.



* Nguồn : VTV

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Sinh Ra Từ Làng, Triệu Phú Trồng Chè - 200 Triệu/Năm

Người đăng: Unknown
0

V6 – Chưa đầy 27 tuổi đã trở thành ông chủ trang trại chè giống thu nhập 200 triệu/năm.

    Chưa đầy 27 tuổi nhưng Đặng Xuân Ngọc, xã Sơn Phú (Định Hóa, Thái Nguyên) đã trở thành ông chủ trẻ với trang trại chè giống nổi tiếng. Tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều thanh niên khác trong xã.

    MC Sinh ra từ làng và anh Ngọc tại trang trại chè giống 
    Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo của xã Sơn Phú, Đặng Xuân Ngọc không được học hành tử tế như bao đứa trẻ cùng lứa tuổi. Anh lớn lên giữa những đồi chè xanh ngàn ngạt, thế nhưng vì bản làng xa, đường xá khó khăn nên người dân quanh năm quần quật nghèo vẫn cứ nghèo. Anh Ngọc lại xây dựng gia đình sớm, những tưởng cuộc sống sẽ chìm đắm mãi trong nghèo túng, thế nhưng anh đã tìm được giải pháp, nỗ lực học hỏi để làm cây chè giống, góp phần mang lại sắc thái mới cho vùng chè xã Sơn Phú.

    Anh Ngọc bên những cây chè giống mới ươm
    Giờ thì chàng trai Đặng Xuân Ngọc đã có cả kho kiến thức về việc nuôi trồng cây chè giống. Tất cả điều đó được anh ghi chép tỉ mỉ trong cuốn sổ nhật ký để giúp cho công việc theo dõi hàng năm, đồng thời từ đó có dữ liệu để truyền lại cho những người khác có niềm đam mê trồng chè giống anh.
    Hiện tại, diện tích trang trại của anh đã lên hơn 1ha. Khi đầu tư thêm, mở rộng sản xuất sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người, những tháng cao điểm trai trại thu hút khoảng 40 người, chủ yếu là đoàn viên, thanh niên trong xã, tiền lãi thu được của trang trại ước đạt trên 200 triệu đồng/năm.
    Để học hỏi cách chăm sóc và xây dựng một mô hình chè giống lý tưởng như anh Ngọc, quý vị và các bạn có thể liên lạc với anh theo số điện thoại 0975053509.
    Dưới đây là video clip của chương trình.
    Mời quí vị đón xem.



    * Nguồn: VTV6

    Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

    Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Irasel

    Người đăng: Unknown
    0

    Nhà nông bốn phương "Choáng váng" với nông nghiệp công nghệ cao tại Israsel

    "Choáng váng" với nông nghiệp công nghệ cao tại Israsel
    Israel, nằm ở cửa ngõ nối liền hai châu Á, Âu, rộng khoảng 27.000km2. Gần 60% diện tích nước này bị sa mạc Negev bao phủ và thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vậy mà nông nghiệp ở đó vẫn cung cấp 95% nhu cầu lương thực thực phẩm nội địa

    Israel, nằm ở cửa ngõ nối liền hai châu Á, Âu, rộng khoảng 27.000km2. Gần 60% diện tích nước này bị sa mạc Negev bao phủ và thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vậy mà nông nghiệp ở đó vẫn cung cấp 95% nhu cầu lương thực thực phẩm nội địa và là nguồn cung nông sản hàng đầu cho châu Âu. Doanh nghiệp Việt có thể rút ra những bài học gì từ các trang trại Israel?

    Cạnh tranh bằng sáng tạo

    Israel có chỉ số vốn đầu tư khởi nghiệp trên đầu người cao gấp đôi thung lũng Silicon và sở hữu bản quyền công nghệ, các dự án khởi nghiệp nhiều hơn cả Liên minh châu Âu.
    Quầy bán ớt của nông dân tại một chợ truyền thống. Ảnh: PV

    Israel đầu tư rất nghiêm túc cho sáng tạo, đặc biệt là trong nông nghiệp, với mô hình viện nghiên cứu ứng dụng khoa học trong nông nghiệp Volcani. Thành lập năm 1921, hiện có 184 nhóm nghiên cứu tại sáu trung tâm, viện Volcani là nơi khởi nguồn của hầu hết các dự án n
    Mọi khâu trong sản xuất nông nghiệp tại Israel đều được chú trọng áp dụng kỹ thuật mới. Khâu nhân giống đã có “ngân hàng gen” của viện Volcani – nơi lưu trữ toàn bộ giống cây trồng ở Israel, từ các giống gốc cho đến sản phẩm biến đổi gen.
    Đây là nơi cho ra đời các giống cam lai quýt có giá trị dinh dưỡng cao nhất thế giới và là món ăn ưa thích của các nước châu Âu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel khuyến khích các dự án khởi nghiệp đưa ra các bước đột phá nhằm tăng năAng suất và tiết kiệm tài nguyên. Dưới đây là năm dự án khởi nghiệp có thể góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu:
    1. Grow Fish Anywhere (GFA): Nuôi cá ở bất kỳ nơi nào: việc nuôi cá quy mô lớn có tác động rất lớn đến môi trường: chất thải từ việc nuôi cá thường có hàm lượng nitrate cao, phải thường xuyên xả bể thay nước. Phương pháp này gây tốn kém và bị cấm ở nhiều quốc gia do gây ô nhiễm.
    GFA đã giới thiệu một hệ thống khép kín giúp phân giải nitrate ngay trong bể và luân chuyển nước. Hệ thống này có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu và việc luân chuyển nước giúp bể sạch vĩnh viễn và chỉ tốn từ 10 – 14 lít nước để tạo ra 1kg thịt cá so với thịt bò là 1.800 lít!

    2. Sol-Chip: Israel là một trong những nước áp dụng các kỹ thuật cảm biến trong nông nghiệp đầu tiên trên diện rộng: các chủ trang trại dùng máy ảnh nhiệt để đo mật độ nước trên ruộng, xác định khu vực nào cần tưới, tưới bao nhiêu nhằm hạn chế tối đa lãng phí nước
    .
    Trang trại nuôi cá trong sa mạc của Israel.
    Sol-Chip cũng đã phát triển dòng chip cảm biến dùng năng lượng mặt trời có thể gắn lên gia súc gia cầm để theo dõi tình trạng sức khoẻ của chúng với pin tự sạc bằng ánh nắng mặt trời. Trước đây, nông trang nuôi bò phải thay bộ theo dõi sáu tháng một lần: Sol-Chip sẽ giúp các chủ trang trại tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.
    3. Kaiima Bio-Tech: Nhà sản xuất các giống siêu ngũ cốc. Hiện nay, sản lượng các giống ngũ cốc thử nghiệm tại Kaiima đã tăng từ 15 – 50%, theo Doron Gal, CEO của Kaiima.
    Với tình hình nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc của thế giới tăng hơn 90% trong 30 năm qua, và sẽ tăng 1,5% mỗi năm trong tương lai, thành công của Kaiima sẽ giúp giải quyết vấn đề lương thực và tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, vật tư, để nuôi trồng các giống khác. Con số 65 triệu USD tiền đầu tư từ các cá nhân và tổ chức nổi tiếng thế giới, trong đó có tỉ phú Li Ka Shing, đã chứng tỏ tầm quan trọng của Kaiima trong con mắt giới đầu tư.
    4. Tipa Corporation: Đóng gói trái cây bằng phương pháp hữu cơ. Tận dụng điều kiện khí hậu, Israel chiếm ưu thế trong thị trường trái cây mùa đông ở châu Âu và Nhật. Lượng trái cây xuất khẩu tăng cao, bao bì nilông cần dùng cũng tăng theo, có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì thế TIPA đã tạo ra sản phẩm polymer hữu cơ có thể phân huỷ hoàn toàn trong sáu tháng, có độ giãn cao hơn, và giữ độ ẩm tốt hơn nilông thường nhằm làm trái cây tươi ngon hơn.
    Ngoài ra, TIPA cũng sử dụng các phương pháp hữu cơ khác như dùng tinh dầu bạc hà hay cách sử dụng nhiệt độ giảm dần giúp trái cây “làm quen”môi trường như khi đóng gói trái bơ xuất qua Nhật, môi trường nhiệt độ giảm dần, từ 20, 15, 10, cho đến 1 độ C nhằm khử côn trùng.
    5. Morflora: Dùng virút thực vật cải thiện chất lượng hạt giống cây trồng. Ba nhà khoa học trẻ ở Tel Aviv (sinh học, hoá học, nông nghiệp) cùng hợp tác xây dựng một công ty cung cấp hạt giống đặc sắc theo yêu cầu từng đơn đặt hàng của nông dân.
    Morflora thử nghiệm thay đổi giống cây từ rau xanh đến các loại củ, cây ăn quả… bằng công nghệ sinh học: tìm cách sử dụng virút thực vật mang gen vào bên trong hạt giống, mang lại cho hạt giống những tính năng mới mà người nông dân mong đợi như giống cây mạnh, kháng sâu bệnh, cần phân bón ít hơn, năng suất tốt hơn… mà không thay đổi bộ gen cơ bản và chỉ ảnh hưởng một đời hạt giống. Đơn đặt hàng của các hợp tác xã và cả các hộ nông dân cá thể từ Mỹ, Israel và nhiều nước dành cho Morflora hiện làm không xuể.
    Hiện nay, Việt Nam đã có vài dự án nhiều tiềm năng như việc sản xuất “kẻ thù tự nhiên” của CT Trodicorp (nuôi những con sâu chống lại sâu bệnh, chính những con sâu này ăn các loại sâu bệnh, thay thế thuốc trừ sâu trong canh tác) hay dự án phân phối rau củ tươi từ Đà Lạt vào Sài Gòn của vuonrau.com. Làm nông nghiệp hiện nay phải thật chuyên nghiệp và đòi hỏi khoa học kỹ thuật với nhiều sáng tạo. Việt Nam cần phải xác định mình nên bắt đầu từ đâu.

    Nuôi Lợn Theo Hướng VietGap

    Người đăng: Unknown
    0

    Hình ảnh minh họa.
    Trại lợn theo chuẩn VietGap

    1. VietGAP là gì ?
    -       Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
    -       VIETGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba.
    -       VIETGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.
    -       VIETGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu dùng.
    -       Sử dụng thương hiệu và logo của VIETGAP theo qui định.
           2. Quyền lợi của nhà sản xuất
    -       Tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất thỏa thuận với nhau việc đăng ký và chứng nhận (trong vòng 14 ngày).
    -       Hợp đồng dịch vụ giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất trong thời gian 3 năm.
    -       Nhà sản xuất có thể áp dụng nhiều cách thức chứng nhận khác nhau ( theo phương thức 1, 2, 3, 4)
    -       Nhà sản xuất có thể có thể chuyển từ tổ chức chứng nhận này sang tổ chức chứng nhận khác, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
    -       Nhà sản xuất cùng một lúc có thể chứng nhận các sản phẩm khác nhau bởi các tổ chức chứng nhận khác nhau.
    -       Bảo mật: VIETGAP và tổ chức chứng nhận được VIETGAP phê duyệt bảo mật tất cả các thông tin liên quan đến nhà sản xuất như chi tiết về sản phẩm quá trình, báo cáo đánh giá, tài liệu có liên quan (trừ trường hợp có yêu cầu pháp luật). Không thông tin nào được tiết lộ trừ khi có thỏa thuận bằng văn bản với nhà sản xuất.
     3. Nghĩa vụ của nhà sản xuất
    -       Nhà sản xuất được chứng nhận theo phương thức 1 và 2 có trách nhiệm tuân thủ theo các Tiêu chí tuân thủ và Qui tắc chung.
    -       Nhà sản xuất phải đăng ký với một tổ chức chứng nhận trước khi đánh giá.
    -       Nhà sản xuất đang trong tình trạng khắc phục thì không được chuyển đổi tổ chức chứng nhận.
    -       Nhà sản xuất muốn thay đổi tổ chức chứng nhận phải thông báo mã số khách hàng VIETGAP cho tổ chức chứng nhận mới.
    -       Nhà sản xuất được đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin cập nhật về cho tổ chức chứng nhận.
    -       Nhà sản xuất phải cam kết tuân thủ các yêu cầu trong quy định chung, kể cả chi phí.
    -       Khi đăng ký phải nêu rõ các vị trí và địa điểm cần chứng nhận.
     4. Đăng ký
    -       Thông tin tổng quát (Tên công ty, người liện hệ, địa điểm,..).
    -       Thông tin đăng ký nhà sản xuất ( sản phẩm, diện tích sản xuất hàng năm, cây trồng trong hay ngoài nhà kiếng, …).
    -       Chấp nhận đăng ký ( Ký thỏa thuận chứng nhận, được cấp số đăng ký, trả phí theo quy định).
     5. Thời gian đánh giá
    -       Chỉ kiểm tra khi nhà sản xuất đăng ký xong.
    -       Kiểm tra lần đầu hồ sơ sản xuất phải có 3 tháng trước vụ thu hoạch (sau khi đăng ký) hay trước khi đăng ký.
    -       Kiểm tra lần đầu vào vụ thu hoạch là tốt nhất, nếu kiểm tra trước hoặc sau thu hoạch thì phải có cuộc thăm viếng vào kỳ thu hoạch (có thể không báo trước).
    -       Kiểm tra kế tiếp: trong vòng 6 tháng trước và 3 tháng sau khi chứng nhận hết hạn (phải có sự gia hạn của Tổ chứng chứng nhận).
           6. Mức tuân thủ
    -       100% các điểm chính yếu yêu cầu phải đạt.
    -       95% các điểm thứ yếu yêu cầu phải đạt.
    -       Khuyến cáo: không bắt buộc.
     7. Giá trị chứng nhận
    -       Chứng nhận có giá trị trong vòng 24 tháng.
     8. Chọn cách thức chứng nhận
    -       Cách thức 1: Một chủ có một hay nhiều nông trại.
    -       Cách thức 2: Nhóm các nhà sản xuất kết hợp.
     9. Những tiêu chuẩn chủ yếu
    -       Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
    -       Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
    -       Tiêu chuẩn về môi trường làm việc cho người lao động.
    -       Truy nguyên nguồn gốc.
     10. Nhận xét
    • Áp dụng VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. 
    • Chứng nhận các sản phẩm phù hợp VietGAP là cách mà chúng tôi giúp nhà sản xuất chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, nhằm nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường trong nước và quốc tế.
    • Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP. Bao gồm:
                        VietGAP trồng trọt: Rau, quả, chè, lúa, cà phê

              

     11. Video clip của chương trình, mời quí vị đón xem.






    Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

    Trang Trại Nuôi Gà Quý Phi Ông Nguyễn Văn Hợi - Mô Hình Làm Giàu

    Người đăng: Unknown
    0

    Chủ trại gà quý phi nghìn con

    Vất vả khởi nghiệp với trại nuôi dế, có lúc phải đi bán rong để chào mời khách, đến khi thành công, anh Hợi ở Hưng Yên lại tiếp tục chuyển qua nuôi gà quý phi.

    Xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở nông thôn, Trần Văn Hợi (sinh năm 1983) huyện Phủ Cừ, Hưng Yên luôn nuôi mong ước làm giàu để có thể phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, với sức học kém nên anh Hợi không dám theo đuổi giấc mơ làm giàu từ con đường khoa cử. 
    Tốt nghiệp cấp 3, anh lên đường vào Nam làm đủ nghề từ phụ hồ, làm thuê tại các trang trại chăn nuôi, cho đến công nhân. Có thời điểm anh được cất nhắc làm tổ trưởng trong nhà máy nhưng anh vẫn nghĩ, nếu cứ đi làm thuê, sống xa quê thì cũng chẳng phụ giúp được nhiều cho gia đình. Năm 2006, anh Hợi bỏ về quê, tìm con đường làm giàu riêng.
    Với suy nghĩ, ngành chăn nuôi đã cũ nhưng mình phải tìm ra những con gì người khác chưa làm, mới phát triển được. Do đó, anh lặn lội đến nhiều trang trại chăn nuôi từ cá tra, cá basa, cá chuối, kỳ đà, nhím... để học hỏi, phụ giúp, thậm chí không nhận tiền công. Khi trở về với số vốn 15 triệu đồng tích cóp suốt những năm đi làm thuê, anh Hợi quyết định mua dế giống về nuôi vì thấy đây là một mô hình mới ở miền Bắc. 

    Ảnh minh họa

    Lúc đó những người dân ở quê còn xa lạ với món ăn từ dế nên đều can ngăn khi cho rằng anh sẽ không thành công. Thật không may, nuôi chưa được bao lâu, dế chết khá nhiều, anh bị thiệt hại khá lớn. Sau khi tìm ra nguyên nhân, anh vẫn tiếp tục mạo hiểm thêm một phen khi tăng số dế giống lên gấp 6 lần với khoảng 300 chậu dế. Rất may, số dế sinh trưởng tốt và có thể bán thương phẩm. 
    Tuy nhiên, bài toán đầu ra cho sản phẩm cũng không dễ dàng vì món dế lúc đó còn khá xa lạ với các nhà hàng tại miền Bắc. Có thời gian, anh phải mang dế đi bán rong, chào mời các nhà hàng, thậm chí là xào thử cho họ ăn. Khi dế bắt đầu được các nhà hàng mua nhiều, lúc đó anh quyết định thành lập Công ty TNHH Huy Lợi và xuất mặt hàng này sang Trung Quốc. 
    Công việc làm ăn khá thuận lợi, tuy nhiên, anh Hợi lại nghĩ đã đến lúc phải mở rộng mô hình, kết hợp thêm vật nuôi khác để phát triển đa dạng hơn. Đầu tiên, anh nuôi chim trĩ vì khi đó mặt hàng này còn khá mới. Vừa nuôi chim trĩ thương phẩm, vừa nhân giống, với đầu ra thuận lợi anh mạnh dạn đầu tư mở rộng số lượng. Cùng với đó, anh thuê đất của hợp tác xã để đầu tư xây dựng trại nuôi có quy mô hơn 1.000m2 với khoảng 1.000 con chim trĩ đỏ. Có lúc cao điểm, số chim trĩ tại trại của anh gấp 2-3 lần con số này. 
    Đầu năm 2011, tìm hiểu trên mạng và một số nơi, anh Hợi quyết định nuôi thêm gà quý phi khi thấy loại gà này đang được ưa chuộng, giá trị lại cao. Anh đã phải lặn lội đến nhiều hộ nuôi giống gà này và thuyết phục họ bán cho 50 con gà giống với tổng chi phí 75 triệu đồng. Ban đầu, khi gà mới sinh sản thì phát triển tốt. Tuy nhiên đến khoảng 15 ngày tuổi thì gà lăn ra chết dần. 
    Trong suốt 3 tháng, gà con chết hàng loạt khiến anh thiệt hại khoảng 40 triệu đồng. Nhưng bằng kinh nghiệm thực tế, rồi học hỏi trên mạng, suy ngẫm, anh tự đưa ra cách xử lý là giảm khẩu phần ăn, giữ ấm, thay đổi nhiệt độ theo mùa... cho đàn gà. Thoát được cửa ải đầu tiên, tưởng thành công đã mỉm cười thì anh lại vấp tiếp chướng ngại vật thứ hai. Gà được khoảng 4 tháng tuổi thì tiếp tục chết nhiều không rõ lý do. Lại mất một thời gian tìm hiểu, anh mới tìm ra nguyên nhân nhưng đã bị thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. 
    Hiện anh Hợi đã giảm việc nuôi dế và chim trĩ đỏ để tập trung cho phát triển gà quý phi. Trại nuôi của anh có 1.000 con gà đẻ, mỗi tháng bán ra thị trường 500 gà thịt khoảng 1,3-1,5kg. Anh cho biết, chi phí cám và thuốc cho mỗi con gà đến lúc xuất chuồng tầm 100.000 đồng. Thức ăn cho gà chủ yếu gồm thóc, lúa, cám tổng hợp, rau xanh... 
    Theo anh Hợi, giá gà quý phi khá ổn định, khoảng 250.000 đồng một kg vì hiện nay nguồn cung không nhiều. Đầu ra của sản phẩm, chủ yếu anh bán cho các nhà hàng hoặc khách đến tận trại mua về làm quà biếu... Ngoài gà thịt, anh còn xuất bán hàng nghìn con giống với giá 30.000-40.000 đồng, gà làm cảnh khoảng 500.000-600.000 đồng mỗi con. 
    Hiện anh Hợi phải thuê thêm 2 người phụ giúp. Ông chủ trẻ hi vọng thời gian tới sẽ mở rộng diện tích nuôi, thậm chí triển khai một số trang trại ở các địa phương khác để cung cấp giống cũng như gà thương phẩm ra thị trường. 

    * Dưới đây là video của chương trình VTV. Mời quí vị đón xem.
    * Để thực hiện, quí vị cần tham khảo thêm tư vấn của chuyên gia về đầu ra của sản phẩm cũng như quy trình kỹ thuật.



    LIÊN HỆ VỚI TỶ PHÚ CÁ CHÉP GIÒN THU 6 TỶ/NĂM - Nguyễn Thế Phước Hải Dương

    Người đăng: Unknown
    0

    V6 - Mới 25 tuổi, nhưng chàng trai Nguyễn Thế Phước đã trở thành ông chủ của một đầm cá lớn, giúp anh thu về 6 tỷ mỗi năm.
    MC của chương trình với chú cá 8kg


      Tốt nghiệp Cao đẳng, có công việc ổn định tại Thành phố, nhưng Phước quyết định tâm về quê, lập nghiệp trên chính mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Thế nhưng từ lý thuyết và mong muốn đế thực tế là cả một chặng đường dài. Ngay từ lứa cá đầu tiên, anh Phước đã gặp nhiều khó khăn khi cá chết hàng loạt, thiệt hại đến 400 triệu đồng.
      Anh Phước cho cá ăn

      Cá chết hết, 20 bè nuôi trống không vì không có cá. Hoàn cảnh bắt buộc nên anh Phước phải đi tìm kiếm giống cá để mà nuôi. Lúc đó chẳng còn giống cá nào ngoài mỗi nhà nuôi vài con cá chép, cá trắm. Thế là anh đi mua gom những con cá chép, cá trắm tầm 4-5 lạng về nuôi. 

      PV của chương trình chụp ảnh với bể cá của anh Phước

      Đúng là một cái duyên hoàn toàn tình cờ, lứa cá chép nuôi thử đó mang lại thành công bất ngờ cho anh Phước. Từ đó, anh trung nghiên cứu và tìm hiểu trên thế giới về cách thức chăm nuôi cá, đặc biệt là cách tạo ra giống cá chép giòn nhờ ăn đậu tằm. Đến nay bè cá của anh Phước đã lên đến con số 50 và mang về thu nhập 6 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh.
      Để học hỏi mô hình chăn nuôi và chăm sóc loài cá chép giòn đặc biệt này, quý vị và các bạn có thể liên lạc với anh Nguyễn thế Phước theo số điện thoại 0989366219.
      Mời quí vị đón xem video của chương trình ở bài viết dưới đây.



      Popular Posts

      Labels

      channuoi (11) dacsan (3) hinhanh (1) hoidap (8) thuysan (6) trongtrot (5)

      Archive

       

      Blogroll

      Recepies

      Flickr Images

      Copyright © 2014. Kiến Thức Nông Nghiệp - All Rights Reserved